Sử dụng tủ đông sao cho hiệu quả

  1. Vị trí lắp đặt tủ:
20230706_NAhCqub9.png
  • Để vị trí cách xa nơi phát nhiệt ít nhất 20cm. Nếu do diện tích không gian nhỏ thì làm lớp cách nhiệt ngăn cách giữa chúng
  • Đặt tủ chỗ an toàn có lưu thông gió, các bề mặt của tủ ( 2 bên trái, phải, sau, trước) các tường và vật dụng khách từ 10-15cm, với tủ nắp mở phía trên phải có khoảng trống để mở cánh thuận tiện cho việc xếp và lấy đồ
  • Chọ nơi thoáng mát khô ráo không ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào tủ, hoặc các nguồn phát điện xung quang
  • Nơi để tủ phải là nền cứng và bằng phẳng
  1. Khi tủ mới được mua về sử dụng tủ thế nào cho tủ được hiệu quả:
20230706_a855EKcx.jpg

Bước 1: Để tủ ổn định trong vòng 2h đồng hồ mà không có nguồn điện. Việc này làm cho khí gas của tủ được ổn định không bị sốc

Bước 2: Sau khi tủ đã được ổ định, bạn hãy cắm điện cho tủ chạy không có đồ khoảng 6-8h, trong thới gian này, thỉnh thoảng 2h mở tủ ra 1 lần để cho tủ bớt mùi. Hành động này nhằm giúp tủ tránh hư hỏng do bị ép hoạt động đột ngột, thực phẩm bị ám mùi nhựa…

Bước 3: Sau thời gian đó, bạn vệ sinh sạch sẽ xung quanh tủ và xếp thực phẩm vào tủ bảo quản bình thường

  1. Cách điều chỉnh nhiệt độ tủ:
20230706_PTGN5HEh.jpg

Tủ đông có nhiều nhiều mức nhiệt độ điều chỉnh 

                 + Số MIN: 0°C - 10°C

                 + Số Giữa MIN và 1: 0°C đến -8°C

                + Số 1 tới Số 5: -14°C đến -25°C

                + Số MAX: -28°C

               + Số MAX: -28°C

  • Với lương thực phêm ít bạn có thể cái đặt nhiệt độ từ 2-4
  • Trường hợp tủ để thực phẩm nhiếu bạn để từ 5-7
  • Chỉ dùng mức MAX/HI cao nhất khi bạn muốn là thực phẩm đông nhanh, hoặc thực phẩm nhiều ở thời gian ngắn, vì khi tủ chạy ở mức công suất cao lâu và liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ và không tiết kiệm chi phí
  • Nên chỉ sử dung ở mức 7 phần dung tích sử dụng của tủ, phần còn lại để luồng không khí làm lạnh đều lên thực phẩm
  • Không nên mở tủ nhiều lần và đóng lại nhanh để tủ không bị thất thoát nhiệt và lãng phí điện năng
  • Không để tuyết đóng quá dày làm giảm hiệu suất làm mát và lượng điện năng sẽ tiêu thụ sẽ hiều hơn. Khi thấy tuyết đóng dày lên 3cm thì hãy xả đông và vệ sinh tủ sạch sẽ 
  • Thực phẩm phải được bao bọc trước khi cho vào tủ để tránh lẫn mùi sang các thực phẩm khách và tránh tình trạng thực phẩm bị dính vào tủ khó lấy ra
  • Không được phép dùng đồ sắc nhọn để đục cạy tuyết và thực phẩm hoặc thổi hơi nóng vào vì có thể sẽ làm hỏng tủ. Phương pháp giải quyết là rã đông tủ để lấy thực phẩm ra.
  1. Những lưu ý khi sử dụng tủ:
  • Với dòng tủ cảm ứng, để tránh bị giật điện khi chạm vào vỏ tủ, bạn nên tiếp địa chi tủ bằng cách cắm 1 thanh sắt xuống đất 10cm sau đó dùng dây điện nối vào vỏ các thiết bị điện, rồi nối vào thanh sắt này.
  • Cắm đúng nguồn điện cho tủ đông để tủ chạy đúng công suất. Trước khi vệ sinh sản phẩm phải rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm.
  • Kiểm tra thường xuyên xem lỗ thoát nước có bị đông tuyết hay bị lấp bởi các vật thể khác không.
  1. Cách xả đông đúng cách:

20230706_PIO00qqK.jpg20230706_kOoeiKNW.jpg20230706_PejBRe7m.jpg20230706_NzIq2ryq.jpg

  • Vặn núm điều chỉnh về mức Min/Off hoặc rút điện cho an toàn
  • Lấy toàn bộ thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ, mở cánh tủ để xả tuyết
  • Mở nắp thoát nước để nước chảy ra 
  • Dùng khăn mềm để lau và vệ sinh tủ 
  • Vệ sinh lỗ thoát nước, không để bị tắc bởi bụi bẩn và rác

Rất mong những chia sẻ này của Dnmart.vn sẽ giúp đươc quý khách sử dụng tủ đông nhà mình được an toàn, bền và tiết kiệm

Trân trọng!

 

Bài viết cùng danh mục:

Đang xử lý...